Thời tiền sử và sơ sử Lịch_sử_Ba_Lan

Địa điểm khảo cổ Biskupin được phục dựng lại, đây chính là nơi định cư trong thời đại đồ sắt của những người thuộc nền văn hóa Lusatian vào thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên

Trong thời tiền sử và sơ sử, trong khoảng thời gian ít nhất là 500.000 năm, khu vực Ba Lan ngày nay thường không có sự cư trú một cách liên tục các tộc của chi người. Nó đã trải qua các giai đoạn phát triển của thời đại đồ đá, đồ đồngđồ sắt, cùng với các khu vực lân cận.[2] Thời đại đồ đá mới mở ra nền văn hóa gốm tuyến tính, những người sáng lập nền văn hóa này đã di cư từ khu vực sông Danube vào đầu khoảng năm 5500 trước Công nguyên. Việc thành lập các cộng đồng nông nghiệp định cư đầu tiên trên lãnh thổ Ba Lan hiện tại chính là nét đặc trưng của nền văn hóa này. Sau đó, vào khoảng năm 4400 đến 2000 trước Công nguyên, dân số hậu bản địa thuộc thời đại đồ đá giữa cũng đã chấp nhận và phát triển hơn nữa lối sống nông nghiệp.[3]

Thời đại đồ đồng đầu tiên của Ba Lan bắt đầu vào khoảng từ năm 2400 đến 2300 trước Công Nguyên, trong khi Thời đại đồ sắt của quốc gia này bắt đầu từ năm 750 đến năm 700 trước Công Nguyên. Và một trong nhiều nền văn hóa đã được phát hiện, đó là văn hóa Lusatian, kéo dài thời đại đồ đồng và đồ sắt, di sản của nền văn hóa này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay ở một số khu vực.[4] Khoảng năm 400 trước Công Nguyên, người Celt đem theo nền văn hóa La Tène đã đến Ba Lan định cư. Theo sau họ là các nền văn hóa mới nổi và đang phát triển mạnh mẽ từ các dân tộc German, vốn chịu ảnh hưởng đầu tiên từ người Celt và sau đó là Đế quốc La Mã. Các dân tộc German di cư ra khỏi khu vực vào khoảng năm 500 sau Công Nguyên trong giai đoạn di cư vĩ đại thuộc thời kỳ tăm tối của châu Âu. Các khu vực rừng ở phía bắc và phía đông trở thành nơi định cư của người Balt.[5]

Theo nghiên cứu khảo cổ chính thức, người Slav đã cư trú ở các vùng lãnh thổ hiện tại của Ba Lan trong vòng hơn 1.500 năm.[1] Các nghiên cứu di truyền gần đây đã xác định rằng những người sống trong lãnh thổ hiện tại của Ba Lan bao gồm hậu duệ của những người sinh sống ở khu vực này hàng ngàn năm, bắt đầu từ thời đại đồ đá mới.[6]

Người Slav trên lãnh thổ Ba Lan được tổ chức thành các đơn vị bộ lạc, trong đó những bộ lạc lớn hơn sau này được gọi là các bộ lạc Ba Lan; Tên của nhiều bộ lạc được tìm thấy trong danh sách được biên soạn bởi nhà địa lý học người Bavaria ẩn danh vào thế kỷ thứ 9.[7] Vào thế kỷ thứ 9 và 10, những bộ lạc này đã phát triển đến các khu vực dọc theo vùng thượng Wisła, bờ biển Baltic và ở vùng Đại Ba Lan. Công việc mà các bộ lạc mới này đảm nhận ở Đại Ba Lan dẫn đến sự hình thành một chế độ chính trị lâu dài trong thế kỷ thứ 10 và đã trở thành nền móng phát triển của nhà nước Ba Lan sau này, một trong những quốc gia của người Tây Slav.[1][x]